I. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH
- Chương trình đào tạo Sư phạm Ngữ văn thuộc Khoa Sư phạm, ĐH Thủ Dầu Một là chương trình đào tạo thừa hưởng bề dày kinh nghiệm đào tạo giáo viên Ngữ văn của khoa Ngữ văn – Trường CĐSP Bình Dương, tiền thân của Trường Đại học Thủ Dầu Một.
- Chương trình được xây dựng theo định hướng CDIO và đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Bộ GD&ĐT (MOET).
- Với đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ cao, CTĐT cử nhân ngành Sư phạm Ngữ văn được xây dựng trên cơ sở khung trình độ quốc gia, chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông (ban hành theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT), tuân thủ những quy định/quy chế về đào tạo đại học của Bộ GD&ĐT và Trường ĐH Thủ Dầu Một, dựa trên góp ý của các bên liên quan và nhu cầu của thị trường lao động.
- Chương trình đào tạo có mục tiêu đào tạo cụ thể, phản ánh rõ mục tiêu, sứ mạng, tầm nhìn và triết lý giáo dục của nhà trường; được thể hiện bằng các chuẩn đầu ra dành cho SV tốt nghiệp bao trùm tất các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, thái độ, đáp ứng được yêu cầu chung và yêu cầu chuyên biệt mà người học cần đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo.
II. CHUẨN ĐẦU RA
Kiến thức chung ELO1: Đối chiếu, so sánh các kiến thức của một số ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học chính trị, pháp luật, công nghệ thông tin trong việc nghiên cứu, giảng dạy Ngữ văn cũng như các công việc khác có liên quan đến chuyên ngành đào tạo.
Kiến thức chuyên môn:
+ ELO2: Kết hợp kiến thức chuyên môn của chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn để lập kế hoạch, tổ chức, giám sát và điều hành việc giảng dạy Ngữ văn tại các trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở.
+ ELO3: Kết hợp kiến thức chuyên môn của chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn để nghiên cứu văn học và thực hiện các công việc khác có liên quan đến chuyên ngành đào tạo. Kỹ năng chung.
+ ELO4: Sử dụng tư duy phản biện để giải quyết vấn đề; Sử dụng các giải pháp thay thế trong các điều kiện khác nhau của môi trường làm việc.
+ ELO5: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học Ngữ văn bậc Trung học phổ thông, Trung học cơ sở.
+ ELO6: Phối hợp kiến thức tiếng Anh được đào tạo để giao tiếp trong môi trường làm việc tại các Trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở và nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành Ngữ văn.
+ ELO7: Xây dựng nhóm làm việc, đánh giá kết quả sau khi hoàn thành; Thuần thục kỹ năng giao tiếp để áp dụng vào công việc.
+ ELO8: Dẫn dắt, khởi nghiệp nhằm tạo việc làm cho mình và cho người khác. Kỹ năng chuyên môn
+ ELO9: Thiết kế kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Vận dụng thành thạo nghiệp vụ sư phạm.
+ ELO10: Đề xuất các biện pháp giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành sư phạm Ngữ văn để phục vụ công tác giảng dạy Ngữ văn, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đáp ứng công tác nghiên cứu văn học ở quy mô trong nước và khu vực.
+ ELO11: Phối hợp các kiến thức được đào tạo vào các công việc như phê bình văn học nghệ thuật, viết báo, biên tập tạp chí, xuất bản, văn phòng, sáng tác... Mức tự chủ và trách nhiệm
+ ELO12: Tích cực rèn luyện về đạo đức nhà giáo; Sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo; Tổ chức xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường; Tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
+ ELO13: Sẵn lòng có trách nhiệm với bản thân, gia đình, tổ quốc, cộng đồng và nhân loại.
+ ELO14: Tình nguyện học tập suốt đời, nung nấu khát vọng vươn lên đỉnh cao của tri thức và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
III. CƠ HỘI VIỆC LÀM
Cử nhân ngành Sư phạm Ngữ văn có thể đảm nhận các công việc như:
• Giảng dạy và nghiên cứu về văn học, trở thành thầy cô giáo tại các trường đại học, cao đẳng, trung học, trung cấp nghề, các viện và các trung tâm nghiên cứu; hoặc giảng dạy môn Ngữ văn tại trường THPT, THCS.
• Phóng viên, biên tập viên: Tham gia biên tập bài viết, viết bài cho cơ quan báo chí, truyền thông truyền hình, sáng tác kịch bản phim, kịch bản chương trình, làm MC...
• Quản lý văn phòng: Làm hành chính văn phòng, quản trị nhân sự, quản trị văn phòng, quản lý, soạn thảo văn bản hay làm thư ký, trợ lý...
• Biên dịch, xuất bản: Làm công tác biên tập, biên dịch sách giáo khoa, sách tham khảo, truyện tranh, thơ, văn... tại những công ty phát hành sách, truyện.
• Sáng tác trong lĩnh vực văn học nghệ thuật: sáng tác văn, thơ, tham gia phê bình văn học, viết lời bình cho truyện.
• Truyền thông Marketing: Tham gia các hoạt động ngoại giao, đàm phán, quảng cáo, tiếp thị...
IV. THU NHẬP
• Mức lương khi bạn làm việc trong cơ quan Nhà nước, sẽ theo bậc lương của Nhà nước quy định và phụ cấp (nếu có) theo đặc thù của từng cơ quan.
• Ngoài ra, nếu bạn làm việc tại các cơ quan, trường học, doanh nghiệp tư nhân, nước ngoài thì sẽ có các mức thu nhập khác nhau, tùy thuộc vào vị trí, công việc, năng lực và kinh nghiệm của mỗi người.
V. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Là một ngành học vừa mang tính cụ thể vừa mang tính liên ngành cao, sinh viên Sư phạm Ngữ văn trường Đại học Thủ Dầu Một không những có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục mà còn có khả năng vận dụng linh hoạt trong công việc thực tế, đáp ứng được xu hướng phát triển bền vững cho xã hội.
VI. VỊ TRÍ NGÀNH NGỮ VĂN TRONG XÃ HỘI
Để có được sự phát triển xã hội, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Không có người thầy thì không có tri thức. Ngữ văn là một bộ môn khoa học cơ bản, không thể thiếu trong chương trình giáo dục của tất cả các nước trên thế giới. Vì vậy, ngành Sư phạm Ngữ văn đóng vai trò là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại, phát triển của cả xã hội.